Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Tưởng nhớ Ngày thương binh liệt sỹ 27/7

Đêm nay gió lạnh hương tàn
Một mình Mẹ lại ngồi bàn dọn cơm
Như ngày còn có các con
Tập trung ngồi một vòng tròn líu lo
Thằng nhỏ cho đến thằng to
Anh em ríu rít pha trò làm vui
Rau lang măng cháo sắn lùi
Con đông mà vẫn ngọt bùi sẻ chia
Thế rồi khói lửa chia ly
Đàn con đông đúc nay thì mỗi phương
Đứa thì mang súng lên đường
Đứa thì vội vã xa trường tòng quân
Một mình Mẹ cõng gian truân
Chăm nuôi và gánh một phần Nước non
Trung thành Tổ Quốc sắt son
Chiến trang kết thúc đâu còn mỗi ai
Mẹ ơi đời Mẹ chẳng phai
Hy sinh cho Đất Nước này lớn lên
Công lao nghĩa nặng không quên
Ngàn năm ghi khắc lâu bền trong Tâm
Xin tri ân, tưởng nhớ những anh hùng liệt sỹ, những người con đã cống hiến cho Tổ Quốc nhân ngày 27/07

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Tửu quán Ân tình | Truyện trào phúng | Võ Tòng đánh mèo

Tửu quán hình như đương xảy ra vụ gì thì phải: rất nhốn nháo! Mấy tên thảo khấu vừa ăn nhậu, vừa hung hãn vung đao, đập bàn, chém ghế, chửi bới ồn ào. Lão chủ quán còn bị đám ấy hành hung, đánh đấm túi bụi, ngã dúi dụi dưới gầm bàn...

May quá, đúng lúc này, một tráng sĩ vãng lai từ đâu đi tới, à không phải, từ đâu bay tới mới đúng, bởi người ta thấy tráng sĩ lộn vèo vèo trên không, ra đòn thoăn thoắt như Lý Tiểu Long. Sau vài tiếng “bịch bịch”, “hự hự”, mấy tên thảo khấu hung hãn ấy đã nằm ra hết cả: đứa ôm ngực, thằng xoa mông, nhăn nhó, bò toài dưới nền nhà. Biết đã gặp cao thủ, lũ thảo khấu xanh mặt, hoảng hốt lết ra cửa, lầm lũi chuồn thẳng. Những tửu khách khác cũng thôi hóng hớt, tiếp tục tập trung vào ăn uống. Còn vị tráng sĩ cũng rất bình thản ngồi xuống, móc trong túi quần ra một cục ngân lượng to như miếng Kotex đặt lên bàn, giọng nhẹ nhàng: “Chủ quán! Có món gì ngon dọn lên đây cho ta ăn!”.

Lão chủ quán lúc này mới hoàn hồn, lồm cồm chui ra từ gầm bàn, chạy tới cầm ngay lấy miếng ngân lượng, rồi ghé tai tráng sĩ thì thầm: “Ngài là ân nhân, xin mời vào phòng VIP!”. Tráng sĩ hơi chút bất ngờ, nhưng rồi cũng vui vẻ đứng dậy đi theo...

Đúng là phòng VIP có khác thật: sang trọng, yên tĩnh, điều hòa chạy rì rì, tivi mở sẵn, điều khiển ngay bên, thích xem gì thì bấm. Lịch sự hơn, trên bàn còn có một lọ hoa cứt lợn sang trọng được cắm rất nghệ thuật đang nở bung, tỏa hương mịt mù nghi ngút...

“Đồ ăn tới rồi! Đồ ăn tới rồi!” – lão chủ quán hô vừa bê cơm và thức ăn đặt trước mặt tráng sĩ, xong cúi đầu chào kính cẩn chực cáo lui. Bất ngờ, tráng sĩ nổi điên, đập bàn uỳnh uỳnh:
- Khốn kiếp! Ta là ân nhân vừa cứu ngươi, cũng trả tiền cho ngươi tử tế, vậy mà ngươi mang đồ ăn cho ta chỉ có cơm và một đĩa muối suông thế thôi sao? Trong khi những thường khách ngoài kia, thậm chí cả mấy tên thảo khấu vừa đánh đập ngươi, kẻ nào cũng được ăn rau, ăn thịt, ăn chả, ăn giò, rồi món nướng, món xào, món chiên, món luộc, thậm chí có bàn còn ăn lẩu. Ngươi khinh thường ta đến thế sao?”.

Lão chủ quán thấy vậy sợ quá, rối rít quỳ xuống, giọng cuống quýt: “Xin ân nhân bớt giận! Cho phép tiểu nhân được trình bày ạ!”. Nói rồi, lão lại gần chỗ cửa kính, rón rén vén tấm rèm lên, chỉ ra ngoài vườn, nơi có những luống rau xanh rờn, bảo:

- Ân nhân nhìn đi! Đám cải bắp kia tiểu nhân mới trồng hôm trước, phun thuốc kích thích vào phát, hôm sau đã to như cái thau. Còn kia nữa, cái thùng ruốc đỏ au, ngon và đẹp mắt làm sao, nhưng đó là vì tiểu nhân vừa mới nhuộm phẩm màu. Chưa hết, ân nhân có nhìn thấy mấy con lợn to béo trong chuồng kia không?

- Có! Mấy con này chắc phải nuôi nửa năm rồi mới lớn được như vậy nhỉ?

- Dạ không! Mấy con đó chưa đầy một tháng tuổi đâu ân nhân! Chúng to được như thế là nhờ tiểu nhân tiêm thuốc mỗi ngày ạ!

- Thế còn kia, chắc là cứt lợn hả? – tráng sĩ hỏi bằng giọng hoang mang, rồi chỉ tay vào cái đống bầy nhầy, đen sì nằm ngay chỗ góc chuồng.

- Dạ không! Đó là lòng lợn! Lát nữa tiểu nhân sẽ cho ngâm tẩy bằng Vim thật sạch sẽ, trắng phau, để làm lẩu ạ! Mấy cái đồ đó mà ăn vào, trước sau gì cũng ung thư mà chết thôi ân nhân ạ! 

Tráng sĩ hồi nãy đánh bọn thảo khấu thì oai hùng là thế, vậy mà lúc này mặt đã tái mét, tay chân lẩy bẩy, quỳ thụp xuống dưới chân lão chủ quán vái sống 3 vái thay cho lời tạ lỗi vì đã trách lầm, và đồng thời cũng là tạ ơn cứu mạng. Xong, tráng sĩ run rẩy ngồi vào bàn trệu trạo nhai cơm với muối. Nhưng có vẻ như tráng sĩ nuốt không nổi, cái cục cơm cứ dắt lại ở cổ, nghẹn ứ, mãi không trôi. Nước mắt tráng sĩ cũng trào ra rồi: giọt nước mắt của sự bất lực...

Cuộc đời tráng sĩ hành tẩu giang hồ, bốn bể là nhà, nếu cứ ăn cơm với muối hoài thì sớm muộn cũng gầy còm, kiệt sức vì suy dinh dưỡng, còn nếu ăn rau, ăn thịt như người ta thì căn bệnh ung thư quái ác sẽ nhanh chóng đưa tráng sĩ ra bãi tha ma. Thân là trang hảo hán, là con nhà võ, vùng vẫy sông hồ, nay đây mai đó, nếu có chết cũng mong được chết trên đỉnh núi cao ngút gió, hoặc giữa đại dương bao la sóng cả gầm gào, hoặc chết bởi gươm giáo binh đao, chứ chết bởi ung thư thì thật là tào lao và đau đớn biết nhường nào! Ấy vậy mà cái tào lao ấy đang hiển hiện trên đầu tráng sĩ gần hơn bao giờ hết! 

Bao năm hành tẩu giang hồ mà đến bây giờ, tráng sĩ mới hiểu ra một chân lý xót xa: "Kẻ cho ta ăn cơm muối lại là kẻ thương ta". 

Tráng sĩ lên đường lúc hoàng hôn đã dần buông, chân trời thâm thẫm còn vương lại chút nắng tà. Tiếng kèn đám ma văng vẳng từ làng xa càng khiến cho khung cảnh thêm phần hiu hắt, thê lương. Nếu không có gì thay đổi thì sau hoàng hôn sẽ là bóng tối ghê sợ bao trùm...

 
Tác giả: VÕ TÒNG ĐÁNH MÈO

Nhật ký gái Ế | Truyện trào phúng | Võ tòng đánh mèo


Ngày... tháng... năm

Hôm nay về quê chơi, gặp phải cái cụ bà nổi tiếng nhiều chuyện trong làng, vừa thấy mình, cụ đã hỏi luôn: "Bao giờ lấy chồng cháu? Lấy mau mau cho cụ ăn cỗ với". Mình nghĩ bụng: "Răng cụ rụng hết rồi, ăn được gì nữa mà ham. Nếu giờ ai đó hỏi cụ là bao giờ cụ chết thì cụ có trả lời được không, mà sao cứ gặp tôi là cụ hỏi bao giờ lấy chồng?". Nghĩ vậy thôi, nhưng rồi mình lại cười tươi, nhẹ nhàng nắm tay cụ, đáp lời: "Dạ! Con đợi răng cụ mọc lại đầy đủ như ngày xưa rồi sẽ cho cụ ăn cỗ ạ!".

Ngày... tháng... năm...

Nay có một anh hẹn hò, rủ mình đi xem phim. Trước khi vào phòng chiếu, anh ấy có ghé quầy mua một cốc Pepsi to. Tưởng anh ấy mua cho mình, ai ngờ, vừa ngồi xuống ghế, phim còn chưa chiếu, đã nghe anh ấy hút Pepsi òng ọc như bò uống nước sông. Lát sau mình khát quá quay sang xin hớp thì anh ta đã uống hết rồi, còn bảo mình: "Em cũng thích uống à? Sao lúc ở quầy không bảo anh mua luôn cả cho!".

Không biết có phải uống Pepsi vào bị lạnh bụng hay không mà cứ ngồi xem được 5 phút là anh đứng dậy đi ỉa. Hàng ghế khá chật, nên mỗi lần anh chen ra là mỗi lần những người khác trong hàng phải co người, khom chân lại nhường lối cho anh. Thi thoảng có đứa bị anh giẫm vào chân kêu lên oai oái. Phim dài có hơn tiếng nhưng mình đếm thấy anh phải đi ỉa tới mười mấy lần. Không hiểu anh vào đây để xem phim hay là để đi ỉa nữa. Bực quá, mình quay sang bảo: "Lần sau anh đi xem phim nhớ mang theo cái bô, ỉa luôn tại ghế, đầy thì mang đi đổ một lần cho tiện, đỡ làm phiền người xung quanh".

Trong những lúc hiếm hoi anh không đi ỉa thì mình cũng không được xem phim một cách tử tế, bởi phim đang xem là phim kinh dị: cứ mỗi khi đến đoạn rùng rợn là anh lại hét ầm lên, ôm chặt lấy mình. Và không chỉ ôm, mà cái tay anh còn quờ quạng, đụng chạm lung tung cả. Mình gạt tay anh ra, nghiêm mặt nhắc nhở, thì anh lại văn vở: "Xin lỗi! Anh không cố ý! Tại anh có cái tật xấu là mỗi khi sợ hãi thì thường không kiểm soát được chân tay".

Ngày... tháng... năm...

Hôm nay nhận lời đi chơi với một anh khá đẹp trai chạy con Dream II. Mình vừa ngồi lên xe một cái là anh đã rú ga ầm ĩ điếc tai, rồi anh quay lại hỏi mình: "Em có thích bốc đầu không? Anh bốc cho em xem nhé?". Mình cuống cuồng xua tay: "Thôi! Em không thích đâu! Nếu anh thích, em sẽ cho anh số điện thoại của ông anh em. Anh cứ liên hệ với ông ấy!". Anh ta nghe vậy thì hỏi: "Ông anh em cũng là dân chuyên bốc đầu à?", mình bảo: "Không! Ông anh em chuyên bốc mộ! Anh gọi cho ông ấy đặt lịch trước, giới thiệu là bạn em, thì kiểu gì cũng được giảm giá!".

Anh này được cái sành điệu và hiểu biết rộng, cứ đi được một đoạn anh ấy lại chỉ tay, bảo: "Kia là shop hàng hiệu đẹp và đắt nhất Hà Nội này! Anh mới mua đồ ở đó tuần trước xong!". Lát sau, anh lại chỉ: "Đó là nhà hàng sang trọng và ngon nhất thủ đô này! Anh mới nhậu ở đó hôm trước xong!". Được tí, anh lại chỉ: "Kia là quán bar chuyên nghiệp và đẳng cấp nhất thành phố này! Anh mới quẩy ở đó tối qua xong!". Mình chỉ im lặng, không nói gì, lát sau, lúc đi qua đoạn Trâu Quỳ, mình đưa tay chỉ: "Kia là bệnh viện tâm thần to và quy mô nhất miền Bắc này! Chắc anh vừa trốn khỏi đó sáng nay xong hả?".

Ngày... tháng... năm...

Hôm nay lại một anh hẹn hò, rủ mình đi công viên Thủ Lệ chơi. Anh này người gày gò, tay chân dài loèo khoèo, tóc tai lòa xòa, da lại đen nhẻm, người hôi hám (chắc vì lười tắm). Thế nên khi anh ấy sán gần lại chỗ cái chuồng khỉ, mấy con khỉ con cứ hú hét, gào thét loạn cả lên vì tưởng được gặp lại anh em đã thất lạc bao năm. Mà không chỉ lũ khỉ bị nhầm thôi đâu, mấy anh bảo vệ của công viên cũng nhầm, vì mình thấy họ xông tới, túm lấy anh ấy, rồi mở cửa chuồng khỉ ra định tống anh vào. Anh cuống cuồng giải thích, lôi chứng minh thư ra, khi đó, bảo vệ mới tin và thả cho anh đi.

Chán xem khỉ, anh rủ mình đi đạp vịt. Lúc đạp ra tới giữa hồ, thấy mặt anh tái mét, mình hỏi sao vậy, anh bảo anh bị say sóng. Rồi vừa nói dứt lời, anh nôn luôn một bãi to tướng vào đúng cái váy mới mua trắng tinh của mình, đoạn giao giữa 2 đùi. Mình gột rửa một hồi, nhưng cái chỗ đó trên váy vẫn hằn lên một mảng ẩm ướt, loang lổ. Nhìn thế, ai mà chả nghĩ rằng hai đứa mình mượn cớ đạp vịt để ra giữa hồ làm chuyện dâm ô. Trông cái mặt anh lúc đó, mình vừa thương vừa bực. Mình cũng chả còn hứng thú đâu mà đạp vịt nữa, chỉ muốn đạp cho anh một phát để anh lộn mẹ cổ anh xuống hồ cho xong.

Ngày... tháng... năm...

Mình đang rất hồi hộp vì tối mai mình có cuộc hẹn với một anh mà theo mình thấy là khá ổn: anh ăn mặc rất lịch lãm, áo vest, giầy Tây, cặp số luôn xách trên tay; lương tháng anh rất cao, như lời anh nói là khoảng hơn 3 tỉ, nhưng anh lại sống rất bình dị, vẫn thuê phòng trọ, vẫn ăn mì, vẫn đi xe buýt. Hi vọng, anh sẽ là hoàng tử trong mơ mà bấy lâu nay mình vẫn đợi chờ...



Tác giả: VÕ TÒNG ĐÁNH MÈO

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Những cái hot nhất năm 2015 | Võ Tòng đánh mèo

Bộ phim hót nhất

Danh hiệu này chắc chắn thuộc về "Cô dâu 8 tuổi". Nó hót đến độ một hãng phim tư nhân rất nổi tiếng (nhưng ít người biết đến) đã quyết định mua lại kịch bản để Việt hóa. Hãng phim này cũng đã rất chịu chơi khi mời Víc To Vú - đạo diễn đang nổi như cồn sau bộ phim "Tôi thấy dây vàng trên cổ anh" - về làm đạo diễn. Tuy nhiên, Víc To Vú đã khéo léo từ chối, anh nói: "Tôi năm nay đã hơn 40 tuổi rồi, làm xong 2000 tập của bộ phim này, nếu may mắn còn sống, thì tôi chắc cũng phải ngoài 90. Anh bảo, ngoài 90 mà chưa ỉa đùn, chưa phải gọi con cái vào rửa đít cho là hạnh phúc lắm rồi, sức đâu mà làm đạo diễn nữa".

Không chỉ khó khăn về khâu đạo diễn, việc lựa chọn diễn viên chính cho phim cũng là vấn đề khiến đơn vị sản xuất rất đau đầu. Bé Thảo - năm nay 8 tuổi, người được mời đóng vai Ăn Năn Đi (tên phiên âm Tiếng Việt của Anandi) - cũng đã chính thức tuyên bố sẽ không tham gia phim này. Thảo chia sẻ: "Điện ảnh với Thảo chỉ là cuộc dạo chơi, bởi ước mơ lớn nhất của Thảo là trở thành cô giáo. Nếu tham gia bộ phim này, đến khi quay xong, thì Thảo cũng đã gần 60 tuổi rồi, lúc ấy mới làm cô giáo thì Thảo sợ học sinh không còn hứng thú với Thảo nữa!".

Con đường đắt giá nhất

Thuộc về con đường sắp xây từ Hoàng Cầu tới nút giao Giảng Võ - Láng Hạ, với chi phí 2.5 tỷ/m.
Trước giờ, tôi chỉ biết, và hay ra con đường rẻ nhất là đường Phạm Văn Đồng: 200k/shot. Hôm nào trúng lô, khá khẩm hơn chút, thì tôi ra đường Trần Duy Hưng: 500k/shot. Bữa nào tiếp khách của công ty, tiền tính vào công tác phí, thì tôi sẽ ra Nguyễn Chí Thanh: 1 củ/shot.

Chỉ đến hôm trước, đi với sếp tới đoạn Hoàng Cầu, sếp bảo xuống hỏi giá. Tôi chọn em ngon nhất để hỏi, em ấy nói 3 triệu. Thấy tôi há hốc mồm, em ấy giải thích: "Đây là con đường đắt nhất: 2.5 tỷ/m. Bọn em đứng đón khách ở đây, đương nhiên là giá cũng phải cao chứ anh!".

Trên đường vòng xe trở về Phạm Văn Đồng, sếp tôi luôn miệng lắc đầu, chửi thầm: "3 triệu/shot! Ăn cướp à!".

Con vật đắt giá nhất

Có người cho rằng đó là chim, bởi trên đời, không thiếu những người đàn bà vì mê chim mà bỏ cả chồng con, gia đình. Kẻ lại bảo rằng đó là bướm, bởi thế gian, rất nhiều người đàn ông vì bướm mà tan nát cửa nhà, khuynh gia bại sản. Tuy vậy, danh hiệu con vật đắt giá nhất lại thuộc về con ruồi.
Con ruồi này, tuy giá trên hợp đồng chỉ là 500 triệu. Nhưng sau đó, nó đã tặng thêm cho bên bán 7 năm tù giam, và khuyến mại cho bên mua một cuộc khủng hoảng thương hiệu nghiêm trọng mà thiệt hại được các chuyên gia kinh tế ước đoán lên tới xấp xỉ 2000 tỷ đồng.

Cũng con ruồi này, khi dính trên mép một cô giáo vô danh, ít ai biết tới, đã đột ngột khiến cô giáo ấy nổi như cồn, tiếng tăm bay xa muôn nhà, mọi ngả, đe dọa nghiêm trọng đến vị thế dẫn đầu của một cô giáo khác - người đã được viết thành truyện, thành sách, in dấu ấn đậm nét trong lòng thanh thiếu niên Việt Nam, đặc biệt là đời 7, 8, và 9x.

Khu vui chơi đông khách nhất

Danh hiệu này khó thoát khỏi tay của Công viên nước Hồ Tây ngày miễn phí. Chúng ta cùng tìm hiểu xem lý do gì giúp Công viên nước Hồ Tây không có đối thủ cạnh tranh trong hạng mục này.

Trước tiên, đến với Công viên nước Hồ Tây ngày miễn phí, khách sẽ như được trở về với tuổi thơ. Bởi nhìn hàng nghìn thanh niên cởi trần mặc quần sịp chen chúc, trêu ghẹo nhau trong bể bơi, ta sẽ liên tưởng ngay tới cảnh lũ khỉ vờn nhau dưới thác nước ở Hoa Quả Sơn, trong phim Tây Du Ký - bộ phim mà chúng ta ít nhất đã được xem một đôi lần khi còn thơ bé.

Thứ hai, nhiều em gái teen bây giờ, khi thấy bạn bè xung quanh tất cả đều đã mất trinh, chỉ riêng mình là vẫn còn zin, thì tỏ ra xấu hổ, mặc cảm, và khao khát cháy bỏng một ngày không xa cũng sẽ được mất trinh cho bằng bạn bằng bè. Nắm bắt được nhu cầu này, Công viên nước Hồ Tây đã dựng một hàng rào sắt nhọn cho khách trèo qua, nhằm giúp cái khát khao cháy bỏng và chính đáng của rất nhiều em gái teen ấy trở thành hiện thực.

Các nam thanh niên FA cũng vậy, họ tất nhiên là luôn ước ao một ngày được nắm tay, ôm ấp, vỗ về một người con gái. Và đến với công viên nước Hồ Tây, họ được làm việc đó tha hồ, thoải mái. Không chỉ nắm tay mà còn nắm tóc, nắm dây coóc-sê; không chỉ vỗ về mà còn vỗ đùi, vỗ mông, vỗ ngực...

Bức tranh bí ẩn nhất

Nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bức tranh trừu tượng của họa sĩ Đít-To-Như-Bô (cháu ruột của đại thi hào Víc-To- Huy-Gô). Bức tranh này vẽ cận cảnh cái miệng của một người đàn ông đang ăn xúc xích với hàng ria mép rậm rạp, đen sì, quăn tít. Tuy nhiên, sự trừu tượng lại tập trung vào cái miệng, khi nó không nằm ngang mà lại bị xoay thành dọc. Hai cái môi của người đàn ông đang ngậm chặt cái xúc xích, tương ớt đỏ lòm trào ra hai bên mép. Trừu tượng hơn nữa khi mà cái xúc xích ấy cũng có ria mép.

Tuy nhiên, danh hiệu bức tranh bí ẩn nhất xứng đáng được trao cho bức tranh mà vị cán bộ tỉnh nọ đã tặng cho hội người mù nọ. Lý do ư? Vì bức tranh ăn xúc xích của Đít-To-Như-Bô, tuy trừu tượng nhưng người xem vẫn nhìn được ra là họa sĩ vẽ cái gì. Còn bức tranh tặng cho hội người mù thì hội người mù chịu, không nhìn được, nên hiển nhiên, nó phải là bức tranh bí ẩn nhất!

Bài viết hay nhất

Liệu có phải là bài viết này không? Nếu phải: hãy bấm like để đồng tình, nếu không phải: hãy bấm like để phản đối. Người nào không bấm like, ấy là người không có lập trường, là người ba phải. Đừng như thế!



 Tác giả: Võ Tòng đánh mèo

Huyết thư từ Quất Lâm | Võ Tòng đánh mèo

Trước tiên, chúng em - những cô gái đang làm phò ở Quất Lâm - xin khẳng định đây là bức huyết thư được viết bằng máu của chúng em: người cắt máu ở tay, người cắt ở chân, người cắt ở bẹn, người may mắn đến tháng thì không phải cắt, vì có sẵn rồi, mỗi người góp một vài giọt để viết nên được bức huyết thư này.



Như mọi người đã biết, mấy ngày gần đây, truyền thông và mạng xã hội ầm ĩ, xôn xao về vụ một cô ca sĩ bỏ chồng rồi ngang nhiên cặp kè với một đại gia đang có vợ, gây bức xúc dư luận. Chuyện đó thực sự chúng em không quan tâm vì nó không ảnh hưởng tới thu nhập của chúng em. Duy chỉ có một điều khiến chúng em không hài lòng, đó là báo chí, truyền thông, dư luận, và đặc biệt là hội các mẹ bỉm sữa, cứ liên tục gọi cô ca sĩ đó là phò. Thay mặt cho những đồng nghiệp khác đang công tác trong ngành phò trên cả nước (chúng em nghĩ là chúng em đủ tư cách để "thay mặt", vì theo như thông báo mới nhất của Tổ chức nghiên cứu và phát triển phò Liên hợp quốc thì số lượng phò ở Quất Lâm hiện nay chiếm 69% tổng lượng phò quốc gia, tức là chiếm quá bán, mà quá bán thì được quyền đại diện), chúng em nghiêm khắc đề nghị báo chí, truyền thông, dư luận, và đặc biệt là hội các mẹ bỉm sữa không được gọi cô ca sĩ đó là phò nữa, vì gọi như thế là đang xúc phạm những người làm phò chân chính như chúng em.

Tại sao ư? Trước tiên, những người làm phò chân chính ở Quất Lâm như chúng em không đi cướp chồng, không phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Thậm chí, khách đến chỗ bọn em, sau khi đã giải tỏa bức xúc, còn được bọn em khuyên nhủ là nên quan tâm tới gia đình, chăm sóc cho vợ con. Khách nghe mười lần thì cả mười lần đều thấm thía, gật đầu lia lịa. Chúng em phục vụ khách cũng rất kín đáo, tế nhị, chứ không dám công khai nắm tay khách đi du lịch, mua sắm khắp nơi.

Chúng em làm việc trên cơ sở hết lòng tôn trọng khách, đặt lợi ích của khách lên hàng đầu: có khách không thích chơi bao, chúng em lại phải ngọt ngào phân tích về nguy cơ và tác hại của các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khi quan hệ mà không dùng biện pháp bảo vệ; có khách để quên ví, chúng em lần theo địa chỉ, mang đến tận nhà, trao trả tận tay vợ hoặc người yêu của khách; có khách bị xuất tinh sớm, chưa cho vào đã ra, chúng em linh động giảm tiền cho một nửa - chứ chúng em không bao giờ lợi dụng, đào mỏ hay bất chấp thủ đoạn để moi tiền nơi khách.

Chúng em cũng làm việc theo mức giá đã định sẵn, giàu hay nghèo chúng em đều trân trọng và phục vụ hết mình, chẳng bao giờ phân biệt. Bởi thế, không có chuyện vì đại gia này nhiều Đô-La mà chúng em săn đón, rồi khi thấy đại gia khác lắm kim cương, bọn em lại bám theo...

Phò đã được công nhận là một ngành du lịch sinh lý hợp pháp ở rất nhiều quốc gia. Còn ở nước ta, chúng em linh cảm rằng: "ngày ấy, ngày ấy sẽ không xa xôi". Và nếu cái "ngày không xa xôi" ấy thành hiện thực, thì phò chúng em sẽ được vào biên chế, được đóng bảo hiểm xã hội, về hưu sẽ có lương, nghỉ đẻ được hưởng chế độ thai sản. Khi ấy, cùng với Holiwood - kinh đô điện ảnh, Milan - kinh đô thời trang, Quất Lâm cũng sẽ chuyển mình, trở thành kinh đô phò của thế giới.

Nói vậy để thấy, phò chúng em vẫn đáng được báo chí, truyền thông, dư luận, và đặc biệt là hội các mẹ bỉm sữa tôn trọng, đừng có cái gì cũng tùy tiện mang ra so sánh với phò! Nghe chửa?

Tác giả: Võ Tòng đánh mèo

Nhật ký gã sở khanh | Võ Tòng đánh mèo

Ngày... tháng... năm...

Nay chở một em mới quen đi uống nước. Lúc về, mình lái xe loằng ngoằng, mấy lần suýt tông vào đít xe buýt. Em hỏi: "Sao vậy anh?". Mình bảo: "Chắc uống phải chai nước ngọt có ruồi, nên đang đau bụng, buồn ỉa quá". Em tỏ ra lo lắng: "Đau bụng thế chạy xe có sao không anh?". Mình bảo: "Không sao đâu em! Thằng bạn thân của anh sẽ phù hộ cho anh mà!". Em lại hỏi: "Bạn thân nào?". Mình kể: "Trước, cũng trên đường đi uống nước với thằng bạn thân về, anh cũng bị đau bụng, buồn ỉa nên lái xe loạng choạng, ngã ra đường. Anh thì không sao, nhưng thằng bạn ngồi sau thì văng ra, bị xe buýt phi tới tông chết tươi, cũng trên đoạn đường này luôn. Nay là giỗ đầu thằng bạn anh đấy! Nó chết thiêng, nên chắc sẽ phù hộ cho chúng ta về nhà an toàn". Em im lặng một lát rồi rụt rè kéo áo mình, bảo: "Hay anh tìm chỗ nào đó ỉa tạm một cái cho hết đau bụng đi, rồi hẵng về!". Tức thì, mình rẽ luôn vào cái nhà nghỉ bên đường...

Xong việc, lúc xuống quầy lễ tân trả tiền phòng, như chợt nhớ ra điều gì, em lại níu áo mình, bảo: "Hình như anh quên chưa đi ỉa!". Mình xua tay: "Khỏi! Anh hết buồn rồi! Chắc thằng bạn anh phù hộ". Nhưng em có vẻ vẫn chưa hết âu lo: "Thế nhỡ lát đi đường lại đau thì sao?". Mình lắc đầu: "Anh mệt há mồm rồi! Đau làm đéo sao được nữa".

Ngày... tháng... năm...

Lúc sáng, Vân nhắn tin cho mình, bảo 2h chiều ra cổng trường đón em ấy đi chơi. Mình "ok". Thế nhưng đến trưa, Lan lại gọi điện bảo hôm nay Lan rụng trứng, trong người khó chịu, bực bội, muốn gặp để trút bực lên mình. Vậy là mình lại chạy tới đón Lan mà quên luôn cái hẹn với Vân. Đúng là Lan rụng trứng thật, vì vừa bước vào phòng, Lan đã đạp chân đóng cửa cái "phành", tay Lan bế thốc mình quẳng lên giường cái "uỳnh", rồi Lan lao vào mình, hai cơ thể khát tình huỳnh huỵch quyện lấy nhau, hì hụi, nghiến ngấu...

Đang cao trào thì điện thoại của mình kêu "tít tít". Mình vùng dậy kiểm tra. Là tin nhắn của Vân: "Anh ra chưa?". Mình bực bội reply: "Làm sao đã ra nhanh thế được?". Vân giọng nửa giận dỗi, nửa nũng nịu: "Hẹn người ta 2h, bây giờ là 2 rưỡi rồi mà vẫn chưa thèm ra!". Mình nghe vậy thì cũng nhẹ giọng: "Anh và đối tác đang giao dịch rất căng thẳng! Nếu anh ra sớm quá, đối tác sẽ không hài lòng!". "Ừ! Thế anh làm đối tác hài lòng xong thì lại tiếp tục ra với em nữa nhé!".

Ngày... tháng... năm...

Linh bảo chỉ khi nào mình về quê trình diện với bố mẹ em thì em mới đồng ý cho mình chén, vậy nên hôm nay, mình phải chạy xe máy cả trăm cây số để chở Linh về tận quê em ấy. Nói thật, Linh bắt mình đi xe máy về quê, chứ kể cả là bắt mình phải bò cả trăm cây số về trình diện, không chỉ bố mẹ, mà là cả lò nhà em ấy thì mình cũng chấp nhận: tại vì em Linh ngon quá, không chén được thì suốt đời này lương tâm mình sẽ day dứt khôn nguôi...

Tới nhà, Linh vừa giới thiệu mình là người yêu em ấy xong, lập tức bố Linh lôi mình đến trước ban thờ, đốt ba nén hương rồi đứng chắp tay lầm rầm khấn vái. Mình không nghe được hết bố Linh khấn gì, nhưng đại ý là báo cáo với các cụ, với tổ tiên rằng cháu Linh nhà ta đã có bạn trai rồi, nay xin đưa về ra mắt với các cụ, với tổ tiên. Xong, bố Linh bảo mình cầm mấy cây nhang cắm vào cái bát hương thay cho lời chào các cụ. Mình vừa cắm mà vừa run, không dám nhìn thẳng. Liếc trộm qua tấm ảnh của ông nội Linh đặt trên bàn thờ, thấy ông trợn ngược mắt lên nhìn, mình bủn rủn cả người, suýt rơi mẹ mấy que hương trên tay.

Lúc ăn cơm, mình cứ thấy nghèn nghẹn ở cổ, không biết có phải ông nội Linh đã nhìn thấu tâm địa mình nên hiện về bóp cổ mình hay không. Rồi cả lát sau đi đái cũng thế, cứ giật giật, lúc mạnh, lúc yếu, hệt như khi bạn đang tưới cây thì có thằng oắt con nào đó nghịch ngợm cầm cái ống dẫn nước gập đôi lại, rồi duỗi thẳng ra, rồi lại tiếp tục gập đôi lại...

Cơm xong, cả nhà ngồi uống nước ở cái bàn gỗ đặt chỗ góc sân, dưới bóng cây bưởi sai trĩu quả, mẹ Linh bảo: “Lát cô hái cho cháu mấy quả bưởi mang về làm quà biếu hai bác bên nhà nhé!”. “Dạ thôi! Bưởi của cô cứ để cho chú xơi, cháu chỉ cần xơi hai quả bưởi của em Linh nhà mình là no rồi ạ!" - Ấy là mình nghĩ thế thôi, chứ không dám nói. Nói ra, chú lại tương cho cái ấm trà vào mồm, không còn răng mà ăn bưởi...

Ngày... tháng... năm...

Nay, một em teen mới quen nhắn rủ mình đi chơi. Mình hỏi đi đâu, em bảo đi hội chợ, sau đó tới sân vận động xem nhóm su su hay su hào gì đó - là nhóm nhạc thần tượng của em - biểu diễn. Mình nhắn lại, giọng buồn buồn: "Nhà anh vừa có một thành viên qua đời, mà lại là chết đột ngột, nên...". "Trời ơi! Tai nạn giao thông hả anh?". Mình trả lời: "Không! Đang đứng ngoài ngõ, tự nhiên có hai kẻ lạ mặt lao tới siết cổ chết! Giờ tâm trạng anh đang rất hoang mang, không muốn đến những chỗ đông người, ồn ào". "Vậy anh thích đến những chỗ như thế nào?" - Em teen hỏi. Mình bảo: "Anh muốn một nơi yên tĩnh, riêng tư, vắng vẻ để có thể tĩnh tâm lại sau những chuyện hãi hùng vừa xảy ra". "Ừm! Vậy cũng được". Chỉ chờ có thế, mình lập tức dắt xe rồ máy lao tới đón em...

Xong việc, em đưa tay kéo tấm chăn mỏng che hờ bờ vai trần mai mảnh, rồi gục đầu lên ngực mình, giọng thủ thỉ tâm tình: "Nãy em quên chưa hỏi, thành viên trong gia đình anh mới chết là ai vậy? Mà nhà anh làm hỏa táng hay địa táng?". Mình thở dài, bảo: "Là con chó Mi-lu em ạ! Nó rất khôn, nên cả nhà coi nó như một thành viên trong gia đình. Lúc anh cùng mọi người từ trong nhà lao ra thì hai thằng trộm chó đã nhanh xe chạy mất, bỏ lại con Milu nằm dưới đất với sợi dây thừng còn vương trên cổ. Sau khi thực hiện đủ các biện pháp hô hấp cẩu tạo và cấp cứu không thành, cả nhà anh bàn bạc và đi đến quyết định là sẽ thủy táng, tức là nhúng nó vào nước sôi, sau đó cạo sạch lông rồi tiếp tục hỏa táng, tức là lấy rơm thui, rồi sau đó lại chặt nhỏ thành miếng, một ít đem đi hấp táng, còn bao nhiêu thì làm rựa mận táng".

Ngày... tháng... năm...

Bố vừa gọi điện báo tin là nhà mình có thêm thành viên mới. Mình hỏi lại: "Con Milu có chửa hả bố?". Bố bảo: "Không phải con Milu, mà là con em gái yêu quý của mày". Mình hốt hoảng: "Em gái con trước giờ là đứa hiền ngoan, sao lại có chửa được?". "Hiền ngoan và có chửa là hai phạm trù khác nhau con ơi! Chỉ cần mình thằng bạn trai nó mất dạy là đủ rồi". "Bạn trai nó là thằng nào?" - mình gào lên. "Bố chịu! Em gái mày còn không biết thì sao bố biết! Vấn đề là khi biết tin em mày có chửa, thằng khốn đó đã lặn mất tăm rồi. Mày về nhà mau lên, hai bố con ta đi tìm thằng chó đó". "Không biết tên, không biết nhà, làm sao tìm?". "Yên tâm, em mày bảo nếu nó nhớ không nhầm thì thằng đó đi xe Vespa và mặc quần bò. Giờ mày về đây với bố, hai bố con ta ra đường, cứ thằng nào mặc quần bò, đi Vespa là xông tới chém chết bà nó đi!".

Mình nghe bố nói vậy, tự nhiên giật mình, đâm ra lo lắng, rồi nghĩ tới cái cảnh mình đang đi trên đường, bị bố con nhà nào đó đuổi theo vung dao lên chém... khả năng đó là rất cao... cao lắm!


Tác giả: Võ Tòng đánh mèo

Bài 903 | Mò ốc chị hàng xóm | Thơ hài Duy Kế

Chị nhà hàng xóm kêu sang
Bảo anh có thích ốc vàng dưới ao
Chung tay một chút đi nào
Để trưa còn có ốc xào mà ăn

Nước cạn đến chỗ bắp chân
Ra đi chỉ mặc chiếc quần cỏn con
Cũng đành tích cực lon ton
Bước sang lên tiếng:
................Ao còn ốc không...?


Một mình em bắt chả xong
Con thì đi học còn chồng đi Tây
Chỗ ni ốc béo anh nầy
Xuống đây nhanh hãy xuống đây ta mò

Bâng khuâng anh đứng trên bờ
Nhìn em tích cực đang mò dưới ao
Em mò phía Trước, để Sau
Phần anh khúc dưới... thôi nào..
.... Ốc .....Ơi..!

Tác giả: Duy Kế

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

TRUYỆN TRAI GÁI | VÕ TÒNG ĐÁNH MÈO

CHUYỆN TRAI GÁI

Tôi có 3 đứa con, nhưng buồn thay, toàn là con gái! Còn cái nhà hàng xóm - cách nhà tôi mỗi cái dậu mồng tơi - cũng có 3 đứa, mà lại toàn con trai. Thật mỉa mai!

Biết tôi không có con trai, tôi buồn là vậy, thế mà cái lão hàng xóm vô tâm thi thoảng lại trêu ngươi, cho 3 thằng con lão xếp hàng đái vào dậu mồng tơi, chĩa thẳng chim sang nhà tôi. Chúng đái vào dậu mồng tơi mà như đang đái vào lòng tôi vậy: xót xa vô cùng! Hình ảnh cái "dậu mồng tơi xanh rờn" đã trở nên quá đỗi quen thuộc trong thơ, trong nhạc, nhưng cái dậu mồng tơi giữa nhà tôi và nhà hàng xóm đó thì là "dậu mồng tơi đen sì" do bị tưới quá nhiều đạm, phốt pho, kali và khoáng chất đậm đặc.
Có con trai đúng là sướng thật! Những ngày lễ tết, bố con trở thành bạn nhậu, nâng chén cà kê - chứ con gái, chúng nó cắm đầu hùng hục ăn, vừa ăn vừa lèo bèo: "Bố uống ít thôi! Ăn cơm, ăn thịt đi!". Có con trai cũng rất tiện: đi tắm quên quần sịp, gọi con trai nó mang cho, rồi mở toang cửa nhà tắm, tồng ngồng, hiên ngang đón lấy - chứ con gái thì phải nép sát vào tường, cửa hé tin hin, thò vài đầu ngón tay ra ngoài, rụt rè nhón lấy. Có con trai cũng yên tâm: trộm cướp vào nhà, mấy bố con nhảy ra đánh hội đồng - chứ con gái, vừa một mình mình kháng cự, vừa lo nếu mình gục, con gái mình sẽ bị chúng nó hiếp dâm...

Nói vậy thôi, chứ tôi và con gái cũng có một thứ có thể dùng chung, ấy là cái dao cạo râu. Hôm trước, tìm cái dao cạo râu mãi không thấy đâu, tôi cáu, quát um lên, thì đứa con gái lớn chạy từ trong buồng ra, cầm cái dao cạo trên tay, bảo: "Con trả bố đây!". Tôi nhìn chiếc dao cạo vẫn còn vương mấy sợi lông đen sì, quăn tít thì nhăn mặt hỏi: "Mày vừa cạo cái gì đấy?". "Dạ! Con cạo lông nách thôi mà!". "Đúng là lông nách chứ?". "Dạ đúng! Con thề!". Là bố con, chẳng lẽ nó thề mình lại không tin, nhưng quả thực, tôi chưa bao giờ cạo râu mà thấy lòng hoang mang như thế...

Nhà toàn đàn bà con gái, nên cái dây phơi, dài từ đầu đến cuối sân, lúc nào cũng lủng lẳng toàn xì-líp với coóc-sê, hồng đỏ xanh vàng, đủ cả! Nhiều khi vội đi, không để ý, bị xì-líp nó đập vào mặt, coóc-sê nó quấn quanh đầu. Rồi những khi rầu rầu, bên ấm trà tầu, nhìn cái mớ xì-líp coóc-sê ấy phất phơ theo gió hiu hiu, hệt như những chiếc lá bàng già nua lay lắt trên những cành khô gầy guộc khẳng khiu trong buổi chiều đông giá rét... Buồn chẳng để đâu cho hết...

Chiều nay, tôi qua bên nhà lão hàng xóm chơi, tiện thể xin đoạn dây thép, về gia cố lại cái dây phơi (chắc treo nhiều xì-líp quá nên nó chuẩn bị đứt đến nơi). Vào nhà, tôi thấy lão hàng xóm một mình nằm rầu rĩ trên giường, mặt quay vào tường, rên hừ hừ, nghe rất đáng thương! Tôi hỏi sao thế, lão bảo bị cảm cúm mấy hôm nay, vợ lại vắng nhà, chả ai mua thuốc, nấu cháo cho ăn, nên mệt lả...
- Ông ốm mà vợ ông còn đi đâu? - Tôi hỏi bằng giọng đầy bức xúc.

- Vợ lên Hà Nội, chuộc xe cho thằng cả!

- Nó lại cắm à? Mới tuần trước thấy vợ ông lên chuộc rồi mà?

- Tuần trước là nó cắm để bắt trận Ngoại hạng Anh, tuần này, nó cắm để bắt trận C1!

- Thế bao giờ vợ ông về?

- Vợ tôi định về hôm nay, nhưng nghĩ đã là thứ 5 rồi, hai ba hôm nữa lại là cuối tuần, lại có giải Ngoại hạng Anh, nên ở lại luôn, đỡ mất công đi đi về về!

Tôi thở dài, nhìn quanh, rồi hỏi thế thằng con thứ hai nhà lão đâu, thì lão ngán ngẩm lắc đầu, bảo rằng thằng hai vừa về cạy tủ, vơ hết tiền của lão mang đi đá phò. Lão tiếc tiền lao tới, ôm chặt nó lại, nào ngờ, nó hất tay lão ra, túm lấy cổ áo lão, rồi giơ nắm đấm lên dọa. Lão điên tiết quá, quát to: "A! Thằng này láo! Mày định đánh cả bố mày hả? Đây! Bố đứng im đây! Mày có giỏi thì đánh đi!". Kể đến đó, lão dừng lại, nhăn nhó véo một miếng bông gòn, chấm chấm lên cái môi còn đương rướm máu, sưng vều, tím bầm như dái chó...

- Thế thằng út nhà ông đâu?

- Nó đi cùng thằng hai rồi!

- Thằng út mới tí tuổi đầu, sao đã chơi được phò mà đi cùng?

- Nó đi theo xem thôi!

Đúng lúc này, có tiếng xe máy rú ga inh ỏi ngoài ngõ. Tôi hốt hoảng ngó cổ ra, thì thấy phải đến chín mười gã cởi trần, xăm trổ, ngồi trên bốn năm cái xe máy hùng hổ phóng vào: đứa vác dao, người cầm gậy, kẻ khiêng quan tài... Chúng vứt xe giữa sân, quẳng cái quan tài ngay trước cửa kêu cái "rầm", rồi quát tháo ầm ầm: 

- Thằng con trai mày vay tiền của tao, giờ nó trốn biệt rồi! Mày giấu nó ở đâu, đưa ra đây mau, không tao chém chết cả nhà! 

Tôi hoảng quá, mặt mũi tái nhợt, tay chân rụng rời. Thế nhưng lão hàng xóm thì chả có biểu hiện gì cả. Lão bình thản đi ra, đứng trước mặt bọn chúng, chắp tay trước ngực, rồi quỳ thụp xuống cạnh cái quan tài, giọng bi ai:

- Trăm sự nhờ các anh! Em cũng đang muốn tìm thằng con em để chém chết bà nó đi đây, mà tìm hoài không thấy! Giờ có các anh tìm và chém nó giúp em thì tốt quá rồi! Em xin đa tạ! Chém nó xong em cũng sẽ tự tử luôn! Đang lo không có tiền mua quan tài thì các anh lại mang đến cho! Đội ơn các anh quá!

Nói rồi, lão hàng xóm nhảy luôn vào quan tài, nằm duỗi dài. Mấy thằng cởi trần xăm trổ ngơ ngác nhìn nhau, rồi chúng lao tới chỗ quan tài, ra sức lôi lão hàng xóm ra. Nhưng lão hàng xóm chơi lầy, cứ bám chặt, nằm lì ở đó. Thấy thế, thằng cầm đầu của lũ xăm trổ mới tiến tới, chắp tay trước ngực, rồi quỳ thụp xuống cạnh cái quan tài, giọng bi ai:

- Em xin anh! Anh làm ơn ra ngoài giúp để bọn em còn vác quan tài đi nhà khác, kẻo tối không xong việc thì về đại ca bọn em chém chết ạ!

Khi ấy, lão hàng xóm mới chịu lồm cồm bò ra. Mấy thằng xăm trổ vừa nãy hung hăng là thế, giờ ngoan ngoãn, cum cúp như mèo, lầm lũi bỏ đi. Ấy vậy mà lũ đó vừa đi được một lúc thì đã lại nghe tiếng xe máy rú ga ngoài ngõ, tôi lại hốt hoảng quay ra: may quá, không phải bọn chúng, mà là hai thằng con trai lão hàng xóm vừa đi đá phò về. Tuy vậy, vẻ mặt hai đứa nó cũng hung hăng không kém lũ xăm trổ vừa rồi. Chúng vứt cái xe đổ cái "rầm" ngoài sân, hùng hổ chạy vào nhà. Thật kỳ lạ, lúc này, tôi lại rất bình thản, còn lão hàng xóm thì đâm ra cuống cuồng, hoảng loạn. Tôi hỏi sao vậy, lão bảo: "Bọn xăm trổ chỉ dọa thôi! Còn hai thằng này, chúng nó làm thật đấy!".

Quả đúng vậy! Lão hàng xóm vừa nói dứt lời thì hai thằng con lão đã xông tới, đè nghiến lão xuống giường, thằng ghì chân, thằng ấn cổ...

- Ông già! Biết điều thì nôn tiền ra! 

- Mày vừa cạy tủ lấy hết rồi! Ở đâu nữa mà nôn? 

- Ông tưởng tôi ngu à? Trong tủ đó chỉ là vài đồng lẻ thôi! Tôi biết ông còn tiền! Mau nôn ra!

Lão hàng xóm bị ấn cổ thì hình như khó thở, mặt lão tím bầm. Rồi bất ngờ lão vùng lên, hất ngửa hai thằng con ra, cắm đầu chạy thẳng. Hai thằng con lão sau tích tắc ngỡ ngàng thì cũng lập tức chồm dậy, tiện tay vơ luôn cái gậy, hùng hục đuổi theo...

Còn lại mỗi mình, tôi chán quá, lững thững đi về. Vừa tới nhà, tôi đã nghe tiếng ai đó thều thào gọi tôi vọng ra từ gian buồng. Tôi lò dò bước vào: thì ra là lão hàng xóm, lão đã may mắn cắt đuôi được hai thằng con, trốn vào trong đó, nằm bẹp dí chỗ góc buồng, như một con chó...

Tôi vội vàng bế lão lên giường. Mấy ngày ốm mệt, không ăn uống gì, bị đấm sưng mồm, lại vừa vẫy vùng, chạy thục mạng, nên có lẽ sức lão đã kiệt. Đứa con gái lớn nhà tôi, thấy quần áo lão bẩn, hôi hám quá, thì lột trần lão ra, lấy đồ của tôi cho lão mặc, rồi đem mớ quần áo bẩn của lão ra giếng giặt; đứa con gái thứ hai chạy đi mua dầu thoa cho lão; đứa út xuống bếp bắc nồi, nấu vội cho lão bát cháo cầm hơi...

Đón bát cháo từ tay con bé út, lão run rẩy đưa lên miệng, húp soàn soạt một hơi hết sạch. Từ khóe mắt lão chảy ra hai hàng lệ long lanh. Tôi hỏi: "Sao thế? Cháo cay quá à?, thì lão lắc đầu, bảo: "Không, cháo ngon! Chưa bao giờ được ăn bát cháo nào ngon như thế!". 

Tôi nghe vậy thì mỉm cười, thong thả bước ra sân, gió nhè nhẹ, nắng lung linh, khiến những chiếc xì-líp, coóc-sê trên dây phơi như ánh lên, phấp phới, dập dình theo gió rung rinh...

Chưa bao giờ thấy mớ xì-líp, coóc-sê nào đáng yêu như thế!

Tác giả: VÕ TÒNG ĐÁNH MÈO


Bài 896 - Chuyện Gạc Ma | Thơ hài Duy Kế


Nhiều lần xem lại Gạc Ma
Căm hờn phải chửi Tổ cha nước Tàu
Mồm luôn đồng chí với nhau
Ngang nhiên cướp đảo bắn tàu giết quân

Chính quyền Trung Quốc bất nhân
Chính quyền Trung Quốc tham gian bạo tàn
Thương người chiến sỹ hiên ngang
Các anh ngã xuống từng hàng ngoài khơi
Máu anh tô nhuộm biển trời
Máu anh lay động bao người Việt Nam
Máu anh dù chết không hàng
Máu anh vì nước sẵn sàng hy sinh
Hôm nay kính cẩn nghiêng mình
Hôm nay tưởng nhớ anh linh một thời
Hôm nay nhớ 64 người
Nhân Dân Tổ Quốc muôn đời không quên...!
Dù cho Sóng vỗ Đá chìm
Dù cho tin tức lặng im lâu dài
Tinh thần vì Nước không phai
Chết cho Tổ Quốc ngày mai Vững Bền

14/03/2016

Tác giả: Duy Kế



Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Bài số 899 | Cậu bé sống giữa bài rác và hành trình tìm mẹ | Thơ hài Duy Kế

Giờ này cha mẹ ở nơi nao.?
Giờ này cha mẹ chỗ nào nhớ con..?
Ngày xưa đang độ còn non
Mới hơn 7 tuổi chân tròn theo cha

Mùa Vu Lang nọ đi xa
Đến Chùa Hoàng Pháp cả nhà cầu an
Nô đùa các bạn dưới sân
Mà con bị lạc người thân của mình
14 năm nhớ gia đình
14 năm sống tội tình lang thang
Con không nhớ phố, nhớ làng
Mà con chỉ nhớ mẹ Trang, cha Tài
Khát khao đoàn tụ từng ngày
Mong rằng các bạn trên face sẻ dùm
Việc hay ý nghĩa nên làm
Cho em là Nguyễn Thế Hoàng đoàn viên

Tác giả: Duy Kế 

(Nội dung bài thơ tức cảnh từ Link bài viết)


Bài số 900 - Dụ Tèo | Thơ hài Duy Kế


Tèo ơi chị hỏi tí nào

Nhà anh Duy Kế đi vào chộ mô...?

Chị vào để đặt bài thơ

Nhờ Tèo chỉ giúp chị cho ít quà


Ôi thôi..! đừng lại gần nha

Tèo không có thích món quà chị đâu

Tèo đây đang độ trẻ trâu

Cho nên không thích phao câu mẹ mìn

Chỉ đi cho mấy chục nghìn

Ít ra cũng có tí tiền chơi game

Ngoan thì chị sẽ tặng thêm

Sau này nếu thích lớn lên chị chờ

Ồ thôi chắc chẳng bảo giờ

Chị đi tìm lão Kế Thơ để làm

Ở ngoài đây cứ nói nhàm

Rất là ngứa mắt trông xàm bỏ cha

Đàn bà ra giống đàn bà

Mặc sao cho để người ta theo cùng

Nhìn chị trông rất là khùng

Thế này thì khó lấy chồng chị ơi..!

Tác giả: Duy Kế


Vĩnh biệt ca sỹ Trần Lập | Thơ hài Duy Kế

Anh về thế giới bên kia
Đem theo cả nỗi đam mê lỡ làng
Trái chưa đến độ chín vàng
Phận duyên cắt nửa con đàng anh đi

Nhiều người hâm mộ chia ly
Nhiều người đau xót cũng vì tiếc thương
Linh hồn của một Bức Tường
Đang xây dở bổng phải dừng lại đây

Vĩnh biệt anh Trái tim này
Vĩnh biệt anh với những ngày khát khao
Những ngày đưa Rock lên cao
Những ngày giới trẻ ào ào nhắc tên

Còn đâu " Rốc xuyên màn đêm"
Hay là đến cả " Mắt Đen" vội vàng
Còn đâu bóng dáng " Cây Bàng"
Hay là đến cả " Chuông Vàng" hoan ca

Còn đâu những " Ngày Hôm Qua"
" Đôi Bàn Tay" nọ đã xoa " Trở Về"
Cà phê " Giọt Đắng" bên lề
" Ra Khơi" " Khám Phá" vẫn nghe rất nồng

Hay là cả " Con Số Không"
Vẫn nguyên khao khát " Bông Hồng Thủy Tinh"...v..v
Anh đi để lại bao tình
" Hoa Ban Trắng" lệ thôi đành biệt ly

Vĩnh biệt ca sỹ Trần Lập


Tác giả: Duy Kế

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Bomb nổ trong lòng Hà Nội | Thơ hài Duy Kế

Trong lòng Hà Nội Thủ Đô
Vang lên tiếng nổ thật to kinh hồn
Người lớn và cả trẻ con
Thoáng trong phút chốc chỉ còn Thiên Thu

Phố Phường nhà cửa lắc lư
Miểng văng xe đổ khói mù khắp nơi
Đã đi mất 6 mạng rồi
Chỉ vì vô ý mà thời xót xa

Điếc không sợ súng cơ mà
Cưa đồ bom đạn quả là quá điên
Hay vì cơm áo gạo tiền
Mà gây tai họa rất thêm đau lòng

Đạn bom nên để Quốc Phòng
Ai ơi thứ đó đừng mong mình giàu
Hiểm nguy không biết lúc nào
Thương tâm cái chết mà đau suốt đời


Tác giả: Duy Kế

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Bài số 898 | Đu đủ ương | Thơ hài Duy Kế

Ương thì cũng chết với ta
Chờ khi mày chín mồm bà bỏ không
Thà rằng cong đít nhổm mông
Hái cho bằng được trong lòng mới vui

Đủ ơi.. Đu Nặng lắm rồi
Cuống thì có xíu sao thời vẫn dai
Bà không kéo được xác mày
Thì bà cũng phá tàn cây mới về

Đây không phải Trộm đâu nghe
Mà đây thử sức mình thì ra sao
Đây chưa vượt quá hàng rào
Đây đang dập rãnh phía sau nhà mình



Tác giả: Duy Kế

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Bài 878 - Em gái xứ Dừa | Thơ hài Duy Kế

Chiều Mưa anh ghé Xứ Dừa
Tìm em tìm lại người xưa thuở nào
Vẫn nguyên đôi má hồng hào
Đôi môi đỏ thắm năm nào vẫn đây

Thương em đã có chút gầy
Thương em thương cả tháng ngày đợi mong
Thương em chưa chịu lấy chồng
Thương em còn giữ trong lòng với anh

Lá dừa vẫn mãi màu xanh
Tình em con gái chân thành Ba Tri
Nặng lòng mỗi bước anh đi
Bến Tre nhớ lắm những gì em ơi

Chiều mưa anh ghé đây rồi
Gặp em gặp lại một thời đã qua
Tình xưa như ngỡ chẳng xa
Nhìn em chẳng khác đâu mà Kim Vui

Tác giả: Duy Kế

Bài số 892 - Thanh niên phải nhớ ruộng đồng mới vui | Thơ hài Duy Kế

Bọn em đi giỗ bên Làng
Không may bị bác Áo Vàng đuổi theo
Tăng ga em phóng vèo vèo
Ai ngờ mất lái phải theo xuống bùn

Bác vàng thấy vậy chửi cùn
Một hồi sau bác cũng chuồn mắt tăm
Cũng may chẳng mất mấy trăm
Chỉ thương bọn trẻ nó đằm như trâu

Chú ơi không phải vậy đâu
Là do anh cháu bốc đầu còn non
Lâu rồi chả tiến bộ hơn
Hai lăm tuổi đấy nhưng còn Sửu Nhi

Anh còn nói đánh con Đề
Thử ngay 19 có về hay không
Bảo rằng thế mới đàn ông
Đi đâu cũng nhớ ruộng đồng mới vui

Tác giả: Duy Kế

Bài 876 - U này.. U Đại |Thơ hài Duy Kế

Thình Thịch... tim của người ta
Tim em.. Cắc Thịch... đúng là bệnh đây
Bệnh này phải chữa đi ngay
Để lâu là đúng có ngày sẽ hư

Anh ơi phải chữa sao giừ
Hay là em bị bệnh U mất rồi
Kiểm tra mấy chỗ lồi lồi
Xem U có lớn... nhanh thời chữa luôn

Để xem có phải tin buồn
Chờ anh 1 chút để luồn ống nghe
U này.. U Đại..em nè
Đến đây anh chữa không thì chẳng thôi

Bệnh em anh đã biết rồi
2 U đều đại trong người nôn nao
Tim thì Cắc Thịch.. cồn cào
Anh xem mà chữa đi nào.. nhá anh

Tác giả: Duy Kế

Duy Kế đến nhà | Thơ hài Duy Kế

Thơ Hài Duy Kế đến nhà
Kiểu ni lại mất con gà nữa đây
Ông mình khen lão cả ngày
Nếu mà lão muốn thịt cầy thì sao

Tốt nhất không để lão vào
Phải ra tay trước đi nào Tó ơi
Ông mình vừa sang xóm chơi
Mình xông ra đớp kịp thời 1 phen

Lão vào là chắc mình đen
Uống 3 chén rượu rồi thèm gặm xương
Lão thì nói ngọt như đường
Đến bà còn phải lên giường thẩm du

Ông nhà mê mẩn câu thơ
Bao nhiêu xương xẩu cũng vồ hết trơn
Lão vào mình sẽ mất ngon
Hôm nay chắc chắn ăn đòn Kế ơi



Tác giả Duy Kế

Bài 789 | Trước bàn thờ phật | Thơ hài Duy Kế

Ối bà..! Nhìn quá sỗ sàng
Mà tôi chẳng biết là Thằng hay Cô
Thế này cũng bước vô Chùa
Thật không ý tứ, thật vừa xấu xa

Trước bàn thờ Phật hương hoa
Nó ăn mặc thế đúng là vô duyên
Này..!
không biết ố cửa Thiền
Cái đồ vớ vẩn tự nhiên quá trời

Tôi là tôi bực lắm rồi
Ở đây không muốn nói lời thật to
Chỉ mong nó phắn đi cho
Không thì nổ mắt... cái đồ.. lố lăng

Tác Giả: Duy Kế

Bài 880 | Vợ về | Thơ hài Duy Kế

Đến thăm ông bạn bên nhà
Đang vui mụ vợ ở xa đi về
Chị hai sợ quá suýt tè
Trốn ra ngoài cổng lấy xe để chuồn

Trèo cao cọc chọc thêm Buồn
Vừa đau vừa tức vừa run sụt sùi
Bảo là sang để cho vui
Ai ngờ cọc xỉa hết đùi, lại mông

Vội vàng xôi hỏng bỏng không
Còn nghe tiếng chửi cướp chồng người ta
Vì ngu lỡ bước vô nhà
Lần sau muốn Chịch phải ra thuê phòng


Viết trong ngày Quốc Tế Phụ nữ | Thơ hài Duy Kế

Mới nghe mồng tám tháng ba
Đàn ông nhớn nhác tặng hoa rầm rầm
Ta đây thủ thế âm thầm
Cầm bông hoa súng tôi đâm vào mình
Mới đầu giả bộ mần thinh
Ngã ba cửa hẹp nên mình chưa vô
Ở ngoài quệt bút làm thơ
Ngao du sông núi ngẩn ngơ bướm vàng
Đến khi nước chảy trong hang
Là mang hoa súng ghé sang lên nòng
Đạn thời đã nạp đầy băng
Thế là bất chợt hung hăng xông vào
Quất cho lên đỉnh cao trào
Gầm rú gào thét rội vào trong hang
Bất ngờ nghe tiêng nổ vang
Hình như là súng nó đang cướp cò
Bên kia quân địch thập thò
Ăn luôn phát đạn nằm đo ván liền
Chỉ là viên đạn chỉ thiên
Băng đạn đầy ắp còn nguyên tám phần
Chuyển mình sang thế bàn cân
Địch lên bồng súng cũng gần ngang cơ
Dằng co lên xuống cả giờ
Cả ta với địch mệt phờ dâu chê
Bây giờ nhả hết đạn đê
Vệ sinh súng ống rồi kê lên đùi
Súng giờ như chiếc dùi cui
Sông pha mỗi trận đen thui cả lòng ..

Tác giả: Duy Kế

Bài số 891 | Lại mồng 8.03 | Thơ hài Duy Kế

Trời ơi...! Mồng 8 tháng 3
Loay xoay thui thủi ở nhà buồn ghê
Chồng thì xa lắm chẳng về
Để em cùng với bộn bề tâm tư


Một mình em với cơn nư
Nói sao hết được bây giừ chồng ơi
Biết anh lo việc trên đời
Nhưng em lại thích 1 hồi đêm nay


Rượu lạt uống lắm cũng say
Ruộng hoang dù rộng nhiều cày vẫn xong
Khát khao hơi ấm của chồng
Dù hôi nhưng nó vẫn nồng biết bao


Bên kia sát cạnh tường rào
Vợ chồng hàng xóm xôn xao trong nhà
Còn em thấy ngứa bỏ bà
Tháng 3 ơi hỡi tháng 3
....bực mình..!


Dù say em vẫn chung tình
Dù say em chỉ thích Mình mà thôi
Kệ cho thiên hạ ngọt lời
Kệ cho thiên hạ múa mời ngoài kia


P/S: Bài này DK đã đọc tại trường Mầm Non của Vợ. Thông cảm và chia sẻ với những chị em có Hoàn Cảnh

Tác giả: Duy Kế

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Mở cửa cho bà | Thơ hài Duy Kế

 Cháu ơi mở cửa cho bà
Không thì bà ẻ trong nhà lại hôi
Bố mày chửi bới lôi thôi
Mở cho bà ẻ xong rồi bà vô

Mà bay cũng chẳng phải lo
Bà không lên chỗ phòng to làm gì
Phận bà là ở dưới ni
Thì nên mở cửa bà đi ra vào

Bà không lộn xộn gì đâu
Bà không làm xấu Cảnh Giầu chúng bay
Chỉ xin mấy phút mỗi ngày
Bà ra đi ẻ vào ngay thôi mà.


Tác giả: Duy Kế



Bài 883 | Vào nhà nghỉ | Thơ hài Duy Kế

Vào đây 1 chút thôi mà
Vào đây anh kể chuyện nhà anh cho
Vào đây 2 đứa tự do
Vào đây chẳng phải đi lo ai rình

Anh ơi em nói thực tình
Em đang còn tuổi học sinh đến trường
Biết là anh rất yêu thương
Vào đây em sợ nhầm đường đó nha

Ôi thì nhầm nhót bỏ qua
Vào đây m mới tặng quà cho nhau
Vào đi 1 chút không sao
Đứng đây trước mắt đồng bào chẳng hay

Thôi mà... em sẽ về đây
Nếu anh cứ quyết chia tay luôn giờ
Nói rồi e sẽ không vô
Còn anh mà muốn trông chờ người sau

Thế này là nghĩa thế nào
Nói đi nói lại có vào hay không
Như thế là chẳng thật lòng
Như thế là để anh trông uổng người

Thì em em đã nói rồi
Trước sau nhất quyết em thời chẳng nghe
Thả tay nhanh để em về
Anh vào trong đó mà dê 1 mình


Tác giả: Duy Kế 

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Tự sướng trong tang gia - Hạnh phúc của một tang gia

Nhà ai vừa mới có Tang
Lạ thay con cháu hở răng ra cười
Nhìn trông quả đúng là Vui
Mà không có thấy ngậm ngùi tiếc thương


Chắc là vô cảm bình thường
Hoặc không đau xót mới trương mắt mừng
Hoặc là có chút khùng khùng
Mới đăng nhiều ảnh tưng bừng quá đi

Đăng lên không biết nghĩ gì
Để cho thiên hạ thị phi lắm lời
Người mất cũng đã mất rồi
Để Tang mà phải như thời vậy sao..?

Cho dù nếu chẳng buồn đau
Cũng không xí xớn tào lao cả đoàn
Nếu đã là cháu là con
Thì nên phải biết cho tròn chữ Tâm

Tác giả: Duy Kế

 

Đám cưới anh Lùn - Chị Cao

Anh Lùn cùng với chị Cao
1 đám cưới đã ngọt ngào diễn ra
Tưởng rằng ở chộ mô xa
Thì nghe đài báo đó là Diễn Châu


2 người không phải là giầu
Nhưng mà họ đến với nhau vì Tình
Dù cho ngăn cản gia đình
Chị Cao vẫn quyết trọn mình với anh

Anh lùn quả rất hiền lành
Và anh cũng rất chân thành quyết tâm
Đã yêu xa mấy cũng gần
Vượt qua rào cản bản thân thiệt thòi

Vậy là Đám Cưới rất vui
Bà con thiên hạ hết lời động viên
Mừng cho họ đã nên Duyên
Chúc cho hạnh phúc vững bền trăm năm

Tình yêu dù nếu xa xăm
Niềm tin đã có cũng gần biết bao
Tình yêu không không kể nghèo giầu
Tình yêu chân chính bền lâu, tuyệt vời

( Chúc 2 người mãi mãi hạnh phúc )

Tác giả: Duy Kế

 

Tát vợ

Đừng cho tát vợ, là oai
Đừng cho lớn tiếng, là trai không hèn
Nhưng mà như vậy nhỏ nhen
Chị em có đánh, bõ bèn gì đâu

Tát nhau chỉ để nhớ lâu
Chửi nhau chỉ để trong đầu thêm hư
Đánh nhiều thì vợ dễ ngu
Đánh nhiều thì vợ thêm thù thêm căm

Nếu mà đánh trước mặt con
Cam đoan có đánh 1 đòn cũng To
Gieo vào tâm lý trẻ thơ
Bố là kẻ ác hồ đồ nhẫn tâm

Chúng ta đều có sai lầm
Đàn ông phụ nữ muôn phần giống nhau
Có điều giải quyết ra sao
Có điều giải quyết thế nào cho hay

Không nên tát vợ bằng tay
Không nên đá vợ bằng dày dưới chân
Mà nên quất vợ bằng Tâm
Để cho cô ấy muôn lần phải nghe

Tác giả: Duy Kế 


Tự sự ngày 08/03 | Thơ hài Duy Kế

Cảm ơn tình cảm mọi người
Để cho Duy Kế thấy đời đẹp hơn
Hạnh phúc có vợ mầm non
Hạnh phúc có vợ và con cùng trường

Niềm vui cùng với tình thương
Động viên Duy Kế trên từng bước đi
Chúc cho Cô Chị Em Dì
Cùng Một Năm mới ta thì tiến lên
Hôm nay chia sẻ nỗi niềm
Chị em cùng với Diễn Nguyên trường nhà
Tinh thần mồng 8 tháng 3
Chúc cho tất cả ta là thật vui
Sát vai chia sẻ ngọt bùi
Mầm non cùng với mọi người sẻ chia
Hôm nay tình cảm tràn trề
Các cô các Dượng ta thì cụng li

(Chúc cho các Cô Chị Em trường mầm non Diễn Nguyên ngày lễ vui vẻ, chúc cho chị em phụ nữ toàn thể chúng ta cuộc sống vui vẻ thành công.THDK yêu tất cả mọi người)

 Tác giả: Thơ Hài Duy Kế


Tinh thần mồng 8 tháng 3 | Thơ hài Duy Kế

Tinh thần mồng 8 tháng 3
Chúc cho các Chị các Bà các Cô
Các Em các Cháu mộng mơ
Một ngày Lễ với rất là thật vui

Chúc cho mạnh khỏe suốt đời
Chúc cho xinh đẹp luôn thời đáng yêu
Chúc cho sự nghiệp tiến nhiều
Chúc cho kinh tế như diều bay cao
Ai ai cũng có cái vào
Ai ai cũng có ngọt ngào ấm êm
Ai ai cũng được nhiều thêm
Ai ai cũng được những đêm tráng hoành
Trong thời đại mới văn minh
Chị em xây đắp gia đình chúng ta
Công bằng mà phải nói ra
Đàn ông cùng với đàn bà như nhau
Phải yêu phụ nữ thế nào
Phải thương phụ nữ ra sao mới vừa
Phụ nữ nay khác ngày xưa
Nhiều người phấn đấu bây giừ hơn Nam
Nhiều người đóng góp âm thầm
Nhiều người trụ cột bàn cân gia đình
Nhiều người cống hiến nhiệt tình
Nhiều người gồng gánh 1 mình chăm lo...

Tác giả: Thơ hài Duy Kế


Bài 660 - Vợ của một ông sếp


Vợ của một ông sếp
Cứ nghĩ chồng lăng nhăng
Với cô em giúp việc
Nên là rất hoang mang

Thường là khi buổi tối
Lão đọc báo ti vi
Còn ả thì lên ngủ
Khó biết lão làm gì
Nên ả quyết vậy nè
Chiều nay giúp việc nghỉ
Để ả ta chuẩn bị
Một kế hoạch thật hay
Anh Duy Kế đã bày
Thử lòng chồng sẽ biết
Nên là ả ráo riết
Xem diễn biến thế nào
Đêm nay lão về sau
Lão không ăn cơm tối
Nên là ả rất vội
Tắm rửa sớm lên nằm
Tất nhiên ở trong phòng
Của con em giúp việc
Đêm nay đêm đặc biệt
Ta tắt điện thử chồng
..................................
..................................
.................................
Rồi có bóng đàn ông
Cũng lẻn vào trong đó
Một hồi sau mưa gió
Quần áo đã bay mù
Ả ta cũng gật gù
Thò tay vào công tắc
Một tiếng kêu đánh "tặc"
Ông đã ngạc nhiên chưa..?
.............................................
.............................................
.............................................
.............................................
Thằng tài xế cũng thưa
Dạ con ngạc nhiên lắm..!
Ông của con đang tắm
Sao bà lại ở đây...?